Logistics là gì? Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng gồm hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một số loại dịch vụ logistics được cung cấp ở Việt Nam theo quy định của pháp luật là: dịch vụ kho bãi container, chuyển phát, vận tải hàng không, phân tích và kiểm định kỹ thuật.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa nào được lấy làm tiêu chuẩn cho khái niệm về dịch vụ logistics. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu cơ bản logistic là một quy trình cụ thể nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Chuỗi cung ứng này đi từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, kiểm tra chất lượng đến phân phối đến tay người tiêu dùng. Trong đó, nhiệm vụ của dịch vụ logistic là lên kế hoạch, triển khai và theo dõi việc vận chuyển hàng hóa.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa Logistics là gì? Theo Bộ luật Thương mại 2005, Điều 233 có ghi định nghĩa về dịch vụ logistics như sau:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Có thể nói, logistics là một khái niệm tổng hợp. Nếu doanh nghiệp khai thác bất kỳ yếu tố nào ở trên thì đã thực hiện dịch vụ logistics.
Vì logistic hoạt động theo dây chuyền và nếu tối ưu thì quá trình kinh doanh cũng được tối ưu. Khi dịch vụ vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng thì giá trị và khả năng cạnh tranh thương hiệu sẽ tăng lên. Hơn nữa, hiệu quả của logistics không chỉ áp dụng cho những hoạt động thương mại trong nước mà còn trong xuất khẩu hàng hóa giữa các quốc gia.
Trong đó, xuất khẩu than củi từ Việt Nam sang các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước phương Tây và Ả Rập ngà càng nhiều với các mức giá khác nhau. Cụ thể, mức giá than củi xuất khẩu xuất khẩu hiện nay giao động từ 480$ – 1.900$/tấn từ than xà cừ đến than trắng xuất khẩu.
Đây là nền tảng cơ bản của những hoạt động logistics nói chung. Nền tảng này hướng đến việc logistics cung ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Hiểu nôm na thì logistics sinh tồn là quá trình vận chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Đây cũng chính là bản chất của những dịch vụ logistic nói chung. Bạn cần biết điều này sau khi tìm hiểu “Dịch vụ xuất nhập khẩu logistics là gì?”.
Hoạt động của doanh nghiệp logistics sẽ gắn liền với hệ thống sản xuất của đối tác. Đó chính là những hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu kho các nguyên liệu đầu vào, đầu ra. Sau đó, phân phối sản phẩm đến những kênh phân phối như: trung tâm thương mại, siêu thị, nhà phân phối, hệ thống chuỗi bán hàng, cửa hàng nhỏ lẻ,…
Đây chính là yếu tố giúp công ty dịch vụ logistics có thể hoạt động được gồm: công nghệ, nhân lực, nhà xưởng, máy móc, thiết bị tối thiểu,… Nếu thiếu các yếu tố này, doanh nghiệp không thể thực hiện được dịch vụ logistics. Đây là điều bạn nên biết sau khi tìm hiểu “Logistics là gì?”.
Dịch vụ logistics hoạt động dựa theo quản lý của pháp luật. Từ đó, bạn có thể thấy được các đặc điểm cơ bản của logistics.
Dịch vụ logistics sẽ do thương nhân thực hiện. Khi cung ứng dịch vụ, thương nhân cần đáp ứng đầy đủ những quy định theo pháp luật hiện hành như:
Để dễ hình dung về logistics, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ qua những công ty sau: Bưu điện, Viettel, Tân cảng Sài Gòn, Kho vận miền Nam, Giao nhận toàn cầu DHL,…
Một đặc điểm của dịch vụ logistics mà bạn cần lưu ý là những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ không thể can thiệp vào mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, những công ty logistics còn liên kết với 1 bên thứ 3 (ví dụ như những công ty chuyên về vận chuyển). Do đó, hàng hóa có thể tiềm ẩn rủi ro mất mát, hư hỏng hoặc bị tác động từ những yếu tố khách quan. Để đảm bảo và giới hạn trách nhiệm cho các thương nhân thực hiện dịch vụ, pháp luật đã ban hành những quy định cụ thể.
Dịch vụ logistics không chỉ gồm giao nhận, vận tải, lưu kho mà còn cả một dây chuyền cung ứng vận tải phức tạp. Thương nhân triển khai dịch vụ logistics sẽ thực hiện quy trình theo chuỗi nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bạn nên biết điều này sau khi tìm hiểu “Logistics là gì?”.
Ngoài bán hàng, logistic còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ các khâu từ chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất đến phân phối thành phẩm đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp dùng dịch vụ logistics hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm chi phí, cũng như thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế tối đa rủi ro.
Bên cạnh đó, những dịch vụ logistics chuyên về lưu trữ, kiểm kê hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh. Từ đó, tăng hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp.
Dịch vụ logistics được thực hiện theo hợp đồng dựa vào sự thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, hợp đồng đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng. Trong hợp đồng sẽ có các điều khoản cụ thể để đảm bảo trách nhiệm của đơn vị logistics và quyền lợi khách hàng. Bạn cần biết điều này sau khi tìm hiểu “Logistics là gì?”.
Theo Điều 3, Nghị định 163/2017/NĐ-CP, dịch vụ logistics được cung cấp gồm:
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là các thuật ngữ thường được sử dụng để thay thế cho nhau. Tuy nhiên, chúng đề cập đến hai khía cạnh của quy trình.
Logistics đề cập đến các vấn đề diễn ra trong một công ty, gồm việc mua, giao nguyên liệu, đóng gói, vận chuyển hàng hóa đến những nhà phân phối. Còn quản lý chuỗi cung ứng đề cập đến một mạng lưới lớn hơn, là những tổ chức bên ngoài làm việc cùng nhau nhằm cung cấp sản phẩm cho khách hàng gồm: nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, kho bãi,…