Bảo hiểm hàng hóa là gì? Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, việc gặp các rủi ro như: va chạm, cháy, nổ, tàu mắc cạn hoặc thiên tai là điều mà có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Đây là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp khá lo lắng khi vận chuyển. Để hạn chế tổn thất do rủi ro và hậu quả của nó, bảo hiểm hàng hóa chính là sự lựa chọn tối ưu. Tham khảo ngay những thông tin cơ bản về bảo hiểm hàng hóa trong bài viết dưới đây nhé!
Đem lại lợi ích cho nền kinh tế nước nhà, góp phần tiết kiệm và tăng doanh thu ngoại tệ cho quốc gia. Ngoài ra, khi những đơn vị kinh doanh nhập hàng hóa theo giá FOB, xuất theo giá CIP, CIF sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong và ngoài nước.
Hàng hóa xuất, nhập khẩu gặp rủi ro, gây tổn thất thì những bên tham gia sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với hãng tàu hoặc các đối tượng liên quan.
Từ khi hàng bắt đầu được vận chuyển và dỡ ra khỏi phương tiện chuyên chở theo hành trình thì sẽ được bảo hiểm.
Rủi ro xảy ra khi vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không, đường thủy, đường sắt.
Rủi ro xảy ra khi tạm thời lưu kho trong hành trình vận chuyển tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Mở rộng phạm vi bảo hiểm hàng hóa khi vận chuyển nội bộ, lưu kho hoặc rủi ro kết hợp.
Rủi ro được bảo hiểm hàng hóa phụ thuộc vào quy định của những điều khoản bảo hiểm.
Thông tin cần cung cấp để mua bảo hiểm hàng hóa
Những cá nhân hoặc doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm các thông tin sau để tham gia bảo hiểm hàng hóa:
Thông tin người và phương tiện: Tên người được bảo hiểm, chủ phương tiện vận tải, loại và số đăng ký của những phương tiện vận tải.
Thông tin hàng hóa cần vận chuyển: Đây là quy định bắt buộc mà doanh nghiệp cần khai báo cho công ty bảo hiểm biết về lô hàng gồm: tên hàng hóa, loại bao bì, quy cách đóng gói, mã ký hiệu, số lượng, trọng lượng, giá trị hàng hóa được bảo hiểm.
Hành trình của hàng hóa gồm: nơi đi – nơi đến, nơi chuyển tải (nếu có), ngày, tháng, năm phương tiện vận chuyển khởi hành và dự kiến ngày đến. Những nội dung trên là căn cứ để cơ quan bảo hiểm đánh giá xác suất rủi ro liên quan đến điều kiện bảo hiểm và sự an toàn của hàng hóa.
Phân loại bảo hiểm hàng hóa
Doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể mua bảo hiểm hàng hóa cho 2 loại hình vận chuyển sau:
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Đây là loại bảo hiểm cho hàng hóa được vận chuyển trong nước. Thông thường, việc mua bảo hiểm nội địa dành cho những chặng đường vận chuyển dài, có giá trị hàng hóa lớn.
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Đây là loại bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường thủy trên toàn thế giới. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được xem là điều kiện cần thiết trong những hợp đồng kinh doanh quốc tế. Trong các phương thức vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được sử dụng phổ biến. Theo đó, bạn cần tuân thủ những quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển gồm: trung thực tối đa, quyền lợi có thể bảo hiểm, bồi thường, thế quyền và bảo hiểm rủi ro.
Mức phí bảo hiểm hàng hóa là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho công ty bảo hiểm. Mức phí này được tính theo giá CIF và có công thức như sau:
CIF = (C + F) / (1 – R).
I = CIF x R.
Trong đó:
I: Mức phí bảo hiểm hàng hóa.
C: Giá hàng hóa được vận chuyển.
F: Cước phí vận chuyển.
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (R phụ thuộc vào phương thức đóng gói, loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển và điều kiện bảo hiểm).
Giá trị bảo hiểm hàng hóa được tính có thể bằng 100% hoặc 110% giá CIF, trong đó 10% tăng thêm là lợi nhuận có thể đạt được nếu hàng hóa không bị hư hỏng.
Biểu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Một số biểu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
Biểu phí chính áp dụng cho các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ lực.
Biểu phí chính áp dụng cho một số mặt hàng xuất, nhập khẩu không đóng trong container.
Biểu phí chính cho một số mặt hàng đóng trong container.
Biểu phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và quá cảnh sang các nước lân cận.