Dịch vụ hải quan trọn gói gồm những hạng mục nào?

Dịch vụ hải quan trọn gói gồm nhiều chi phí như: lưu kho hàng hóa tại cảng; nâng, hạ container tại cảng; bốc, dỡ hàng tại kho; soi an ninh; phát hành B/L; nhận lệnh D/O;… Ngoài ra, bạn có thể tham khảo quy trình làm thủ tục hải quan trọn gói trong bài viết dưới đây!

Dịch vụ hải quan trọn gói là gì?

Dịch vụ hải quan trọn gói là dịch vụ thông quan hàng hóa cho các doanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp làm việc với những cơ quan chuyên ngành.

Hiện nay, dịch vụ hải quan ở Việt Nam có 2 hình thức mà khách hàng có thể lựa chọn:

  • Khai thuê hải quan: Là hình thức thay mặt chủ hàng làm thủ tục và không cần chịu bất kỳ trách nhiệm nào về nội dung trên tờ khai.
  • Đại lý hải quan: Là hình thức đại lý đứng tên và chịu trách nhiệm về các nội dung trên tờ khai.

Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng nhìn chung sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Thông thường, dịch vụ hải quan trọn gói sẽ được chủ hàng lựa chọn nhiều hơn so với đại lý hải quan.

Dịch vụ hải quan trọn gói là gì?
Dịch vụ hải quan trọn gói là gì?

Ai nên sử dụng dịch vụ hải quan trọn gói?

  • Doanh nghiệp/cá nhân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm những thủ tục xuất/nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp/cá nhân muốn quá trình xuất/nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, thuận lợi nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất.
  • Doanh nghiệp không có bộ phận thực hiện thủ tục hải quan.

Bạn có thể quan tâm:

Dịch vụ hải quan trọn gói gồm các chi phí nào?

Chi phí tại cảng

  • Phí nâng, hạ container tại cảng: Được thu khi nâng, hạ container từ cảng lên xe kéo container và ngược lại.
  • Phí đóng, rút hàng tại cảng: Được thu cho việc đóng hàng lên container, rút ruột khi container được hạ bãi lên tàu nếu gặp sự cố hoặc có thông báo tạm thời ngưng xuất hàng,… Đây là điều mà bạn nên biết khi tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói.
  • Phí chuyển container đi kiểm hóa, lấy mẫu kiểm tra: Hàng hóa được kiểm tra bởi hải quan để xem có đúng với nội dung trên tờ khai hải quan không (nếu hàng hóa bị luồng đỏ) và được thu phí khi thực hiện thủ tục này.
  • Phí lưu kho hàng hóa tại cảng. Bạn cần biết điều này khi tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói.
  • Phí xếp, dỡ hàng tại kho.
Dịch vụ hải quan trọn gói gồm chi phí tại cảng
Dịch vụ hải quan trọn gói gồm chi phí tại cảng

Ví dụ: Đối với than củi thì mức chi phí tại cảng có thể dao động từ 480$ – 500$/tấn đối với than cừ xuất khẩu, 380$ – 500$/tấn đối với than cà phê xuất khẩu. Đi kèm với nhiều phụ phí khác như giá FOB giao hàng tại cảng Việt Nam hay thanh toán L/C hoặc T/T.

Chi phí tại sân bay

Tùy vào từng loại hàng hóa mà chi phí tại sân bay sẽ có sự khác nhau.

Phí lao vụ tại sân bay (TCS fee): Được trả cho việc vệ sinh, dọn dẹp, sắp xếp hàng hóa. Mức phí này sẽ khác nhau phụ thuộc vào sự phân loại hàng hóa.

  • Hàng hóa thông thường: hàng xuất khẩu, quá cảnh để chỉnh sửa vận đơn,…
  • Hàng hóa đặc biệt: hàng dễ hỏng, động vật sống, quý hiếm, hàng nguy hiểm,…

Phí lưu kho hàng hóa tại sân bay gồm:

  • Phí soi an ninh: Được thu cho việc thực hiện kiểm tra an ninh tại sân bay.
  • Phí bốc, dỡ hàng từ phương tiện vận tải xuống kho và sắp xếp lên máy bay. Đây là điều mà bạn cần biết khi tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói.
  • Cước vận chuyển (Freight): Cước phí này được thu dựa vào khối lượng và đặc điểm của hàng hóa gồm: cước hàng hóa tối thiểu (Minimum rate), cước hàng đặc biệt (SRC), cước hàng hóa thông thường (GRC), hàng nguy hiểm (DG),…

Phụ phí của hãng vận chuyển

Phụ phí của hãng vận chuyển (Local charge) là những loại phí được thu theo hãng tàu và cảng mà consignee (người nhận hàng) và shipper (người giao hàng) đều phải đóng, gồm:

  • Phí nhận lệnh D/O (phí lệnh giao hàng): Khi hàng nhập khẩu, consignee sẽ xuất trình lệnh giao hàng để lấy được hàng và nhờ hãng tàu/forwarder thu phí.
  • Phí phát hành B/L: Giống như D/O nhưng được thu để phát hành vận đơn khi có một lô hàng xuất khẩu. Khi một số thông tin trên B/L cần chỉnh sửa, hãng tàu/forwarder sẽ thu phí này.
  • Những chi phí khác đối với FCL: CFS, THC, CIC, Telex release, Seal,…
  • Những chi phí khác đối với LCL: THC, CFS, CIC, BAF, EBS,…
Dịch vụ hải quan trọn gói gồm phụ phí của hãng vận chuyển
Dịch vụ hải quan trọn gói gồm phụ phí của hãng vận chuyển

Giải thích các thuật ngữ:

  • THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp, dỡ hàng hóa cho các hoạt động tại cảng (nâng, xếp container lên bãi; bốc, dỡ container;…).
  • EBS (Emergency Bunker Surcharge): Phụ phí vận tải biển nhưng không tính Local charge. Đây là phụ phí xăng dầu do sự biến động về giá xăng (cho tuyến hàng đi châu Á).
  • CIC (Container Imbalance Charge): Được trả cho hãng tàu để bù đắp cho container rỗng, gọi là phí cân bằng container.
  • Seal: Được thu khi niêm phong container bằng kẹp chì trước khi xuất hàng.
  • BAF (Bulker Adjustment Factor): Đây là phụ phí bù đắp biến động nhiên liệu được thu bởi hãng tàu.

Chi phí vận tải nội địa

Đây là chi phí được trả để đáp ứng việc lưu thông, phân phối hàng hóa trong nước (từ sân bay, cảng biển đến kho của khách hàng và ngược lại).

Chi phí xếp, dỡ hàng hóa tại kho của khách hàng

Đây là chi phí được trả cho việc thuê nhân công, máy móc xếp, dỡ hàng hóa từ cảng về kho của khách hàng. Bạn cần biết điều này khi tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói.

Dịch vụ hải quan trọn gói gồm chi phí vận tải nội địa
Dịch vụ hải quan trọn gói gồm chi phí vận tải nội địa

Chi phí chứng nhận, kiểm tra của cơ quan chuyên ngành

Đây là một trong những chi phí cho việc kiểm tra chuyên ngành và bắt buộc phải có đối với các hàng hóa theo quy định. Việc này giúp hàng hóa được an toàn và lưu thông dễ dàng hơn.

  • Chi phí kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là một thủ tục bắt buộc nhằm đảm bảo sản phẩm không chứa những chất hóa học, sinh học hoặc tạp chất vượt ngưỡng cho phép. Thêm vào đó, hàng hóa không phải là sản phẩm động, thực vật bị bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Đây là điều mà bạn nên biết khi tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói.
  • Chi phí kiểm dịch động, thực vật: Chi phí này dùng để kiểm định đối với các mặt hàng bắt buộc (gỗ, nông sản, thức ăn chăn nuôi,…) để tránh mầm bệnh, đảm bảo an toàn và đủ điều kiện xuất/nhập khẩu.
  • Chi phí chứng nhận hợp quy: Đây là chi phí bắt buộc để sản phẩm có thể lưu hành hợp pháp trên thị trường.
  • Chi phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): Chi phí này để chứng minh hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chứng nhận trên sẽ giúp bạn biết hàng hóa có nhận được những chính sách ưu đãi hay không. Bên cạnh đó, C/O còn được dùng để áp dụng thuế chống phá giá, giúp duy trì hệ thống hạn ngạch và thống kê thương mại.
  • Chi phí đăng ký hóa chất: Phí này được thu để quản lý, kiểm soát số lượng những loại hàng hóa nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất và kinh doanh hóa chất. Bạn cần biết điều này khi tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói.
  • Chi phí hun trùng hàng hóa: Phí này được thu để xử lý những loại mối mọt hoặc sinh vật gây hại đến chất lượng của hàng hóa, đặc biệt là sản phẩm từ gỗ, các loại bao bì, nông sản,…

Để biết thêm thông tin cụ thể về chi phí và những quy định mới, bạn có thể tham khảo thêm Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Dịch vụ hải quan trọn gói gồm phí chứng nhận, kiểm tra của cơ quan chuyên ngành
Dịch vụ hải quan trọn gói gồm phí chứng nhận, kiểm tra của cơ quan chuyên ngành

Thuế hải quan

Thuế hải quan là gì? Thuế hải quan là số giá trị đánh cho những mặt hàng xuất/nhập khẩu. Đây là một trong các mảng thuế mà hầu hết các nước hội nhập, phát triển thương mại nào cũng phải thông qua.

Tùy vào đặc điểm và cách thức đóng gói, có thể quy ra những loại thuế được áp dụng trên mặt hàng. Mã HS code chính là yếu tố quan trọng trong việc xác định thuế cho một lô hàng như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT hàng nhập, thuế bảo hộ, thuế suất hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, bạn cần căn cứ vào các thông tin khác để tính thuế xuất/nhập khẩu như: trị giá hải quan, cước vận chuyển, điều kiện giao hàng,… Bạn nên biết điều này khi tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói.

Thông quan hàng hóa là gì?

Thông quan hàng hóa là việc hoàn thành những thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.

Quy trình làm thủ tục hải quan trọn gói như thế nào?

Bước 1: Xác định loại hàng xuất/nhập khẩu

Tìm hiểu xem sản phẩm có nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập/xuất khẩu hay không. Tiếp đến, tiến hành những thủ tục kiểm tra, công bố được quy định cho từng loại hàng hóa.

Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương sẽ có các trách nhiệm, ràng buộc đối với người mua và người bán.

Bước 3: Chuẩn bị bộ chứng từ

Chuẩn bị những chứng từ cần thiết để xuất/nhập khẩu như: phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List), vận đơn (Bill of Lading), hóa đơn thương mại (Invoice), hợp đồng (Contract), giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

Bộ chứng từ cần được kiểm tra kỹ để chắc chắn không có sai sót, tránh phát sinh những chi phí không đáng có.

Chuẩn bị bộ chứng từ xuất/nhập khẩu
Chuẩn bị bộ chứng từ xuất/nhập khẩu

Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

Đây là một bước cần thiết để xác định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn xuất/nhập khẩu không. Một số bước kiểm tra chuyên ngành thường được thực hiện như: kiểm dịch, chất lượng, hun trùng, văn hóa,…

Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi nhận giấy báo hàng đến, bạn lên tờ khai. Hệ thống sẽ tiến hành phân luồng sau khi nhận tờ khai.

Bước 6: Làm thủ tục tại chi cục hải quan

Nếu hàng hóa là luồng xanh, bạn chỉ cần in tờ khai mã vạch từ Tổng cục Hải quan. Sau đó, xuống hải quan tại cảng để làm những thủ tục cần thiết. Đối với một số mặt hàng đặc biệt thì sẽ có thêm các thủ tục sau: hoàn thuế, kiểm hóa, tham vấn giá, kiểm tra sau thông quan,…

  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top